CÁC LOẠI CHỈ DÙNG TRONG MAY MẶC
Các loại chỉ may đồng phục
Mặc dầu chỉ may có thể được làm từ bất kỳ loại xơ nào, hầu hết các loại chỉ được làm từ polyeste, nylon, bông hoặc rayon. Tơ tằm và lanh cũng được dùng nhưng chi phí các loại xơ này cao đã hạn chế chỉ sử dụng chúng trong các trường hợp đặc biệt. Việc lựa chọn xơ phụ thuộc phần lớn vào sử dụng cuối.
Chỉ cotton
Đây là loại chỉ được dệt từ sợi bông tự nhiên. Hầu hết các loại chỉ cotton đều cho bề mặt sáng bóng và mượt mà. Sợi chỉ cotton có thể chịu được nhiệt khi ủi. Khuyết điểm duy nhất của loại chỉ này là dễ đứt hơn loại chỉ polyester.
Chỉ polyester
Đây là loại chỉ lý tưởng để may vải sợi tổng hợp. Chỉ polyester chắc và không dễ đứt như chỉ cotton. Loại chỉ này được bọc một lớp sáp hoặc silicon, giúp chỉ xuyên qua vải dễ dàng. Tuy nhiên, với cấu tạo từ polyester, sợi chỉ không chịu được sức nóng, nếu ủi với nhiệt độ quá cao, chỉ sẽ bị co lại và đứt.
Chỉ lụa
Chỉ lụa rất đẹp và phù hợp khi may các loại vải sợi tự nhiên như lụa tơ tằm và len lông cừu. Chính vì sợi chỉ làm từ chất liệu thiên nhiên nên chịu được nhiệt tốt. Nếu bạn dùng đúng loại kim, kèm với loại chỉ lụa này, mặt vải sẽ không bị xước hay lủng lỗ trong khi may, mang lại vẻ mềm mại tuyệt đối trên bề mặt.
Chỉ len
Chỉ len dày và rất chắc chắn, vì thế chỉ len được sử dụng để may len, các loại vải bố và đôi khi dùng để thêu. Loại chỉ này có sợi lớn, nên khi may bạn cần nới lỏng chỉ.
Chỉ kim loại
Chỉ kim loại là loại chỉ được bọc mạ vàng, mạ bạc hoặc mạ đồng, chủ yếu được dùng để may các loại túi xách, hoặc thêu trang trí.
Yêu cầu về tính chất của chỉ may
Yêu cầu đối với chỉ may
Chỉ may cần trượt nhẹ nhàng, trơn tru qua mắt kim rất nhỏ và qua các lớp vài mong trong quá trình may gia công để tạo ra đường may mong muốn một cách hiệu quả nhất nên cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
-Yêu cầu cao về khả năng may
-Yêu cầu về tình bền lâu, tính ổn định cả về kích thước và màu sắc
-Yêu cầu về giá thành tương ứng với đường may mong muốn, thiết kế
-Yêu cầu về tính thẩm mỹ đường may
Các tính chất của chỉ may
Các tính chất quan trọng nhất của chỉ may liên quan đến chất lượng, công năng, khả năng may là màu chỉ, độ bền, độ đồng đều, loại xơ, chất xử lý hoàn tất, cỡ chỉ, độ săn, độ co, độ đàn hồi, độ dãn dài và cấu trúc.
– Màu chỉ:
Màu chỉ tác động đến chất lượng. Màu,ánh màu và độ bóng tất cả đều nên được xem xét. Hàng may mặc chất lượng cao nhất sử dụng màu của chỉ hợp với màu chủ đạo của vải. Để hợp màu tốt nhất của vải thường màu chỉ hơi sẫm hơn màu của vải. Việc nhuộm màu chỉ rất quan trọng phải bền màu với ánh sáng và giặt. Nếu chỉ nhuộm bạc màu theo thời gian, ngoại quan của quần áo bị ảnh hưởng xấu. Chỉ không được chạy màu hoặc mòn trên vải.
– Độ bền của chỉ:
Độ bền là quan trọng đối với độ bền lâu của mũi may và đường may. Đứt chỉ liên tục do chỉ kém bền trong quá trình may quần áo có thể làm hỏng kế hoạch sản xuất và dẫn đến đường may chất bền; tuy nhiên chỉ bền lại không phải luôn luôn là điều tốt.
+Độ bền đứt cao (lớn hơn 30cN/tex): Thông thường chỉ may cần bền hơn vải để không bị đứt khi may, giặt và sử dụng.
+Độ bền mài mòn, uốn, nén, xoắn, ma sát trên máy may tốc độ cao với các loại ứng suất và biến dạng lặp đi lặp lại với tấn suất cao trên chỉ may làm giảm đáng kể các tính năng và độ bền của chỉ sau khi may. Tốc độ máy may, chế độ cài đặt máy và chỉ may quyết định đến các ứng suất và biến dạng trên chỉ may.
+Độ bền màu: là khả năng giữ màu của chỉ khi giặt, ánh sáng, mồ hôi, hóa chất, là ủi,…
– Độ đều của chỉ :
Yêu cầu chỉ may cần có độ đều cao, mềm mại không có lỗi , không xù lông, không xoắn kiến, không có nút không gút, không vón cục,…. đảm bảo chỉ có thể đi qua các bộ phận công tác trên máy may một cách dễ dàng. Các đoạn chỉ to không thể tự do đi qua các bộ phận tiếp xúc với chỉ của máy may có thể dẫn tới đứt chỉ trong khi may. Các đoạn chỉ mỏng có thể kém bền và gây ra đứt chỉ trong khi may hoặc trong khi mặc.
– Cỡ chỉ:
Các loại vải nặng yêu cầu chỉ to hơn, vải nhẹ hơn yêu cầu chỉ mảnh hơn do chỉ càng to thì càng bền. Các loại chỉ to hơn bị mài mòn do diện tích tiếp xúc lớn hơn. Chỉ to cũng gây ra hiện tượng nhảy mũi. Do kim xuyên vào vải chỉ làm thay đỏi vị trí của sợi gần lỗ kim, Nếu chỉ quá to sự dịch chuyển này có thể gây ra nhảy mũi. Mật độ vải càng cao và chỉ càng to thì cơ hội cho nhả mũi kim may do dịch chuyển càng lớn. Để giảm hiện tượng này cần chọn chỉ mảnh nhất có thể.
– Độ săn chỉ:
Hầu hết chỉ thường có hướng xoắn Z. Cách xe sợi ảnh hưởng đến độ ổn định của chỉ.Độ săn là quan trọng. Độ săn quá lớn làm cho chỉ bị xoắn kiến dẫn đến chỉ bị xoắn vòng, vòng chỉ kim nghiêng ra xa cơ cấu móc vòng chỉ trong quá trình may dẫn đến mũi may bị nhảy hoặc tạo mũi may xấu. Độ săn quá ít sẽ ảnh hưởng xấu đến độ bền của chỉ.
– Độ co chỉ:
Độ co là đại lượng mà chi co lại dưới tác động của giặt hoặc làm nóng. Độ co của chỉ may nên tương hợp với độ co vải. Nếu chỉ may có độ co cao hơn độ co của vải thì đường may có thể bị nhăn khi tiếp xúc với nước và nhiệt.
– Độ đàn hồi và giãn dài của chỉ:
Cả hai tính chất đều quan trong vì nó đánh giá độ giãn của đường may
+ Độ đàn hồi: là lượng mà chỉ sẽ hồi phục lại tới chiều dài ban đầu sau khi được kéo giãn ra một lượng nhất định. Độ đàn hồi đặc biệt quan trọng trong vải dệt kim co giãn do chỉ cần có độ đàn hồi lẫn ổn định cao. Độ đàn hồi của chỉ kém sẽ dẫn đến các mũi may lỏng và làm cho đường may nhăn hoạc có độ che phủ không cao. Chỉ không ổn định có thể giãn dài và hồi phục quá nhiều tạo ra đường may nhăn tương tự về nhăn đường may của độ co.
+ Độ giãn dài: là lượng mà chỉ có thể giãn ra cho tới khi nó đạt tới điểm đứtchung chỉ may cần có đầy đủ mọi tính chất đàm bảo tạo ra đừơng may có độ bền, độ ổn định, độ đều, độ co giãn đàn hồi và độ ổn định cả về kích thước và màu sắc phù hợp với vải và tính thẩm mỹ trong qua trình may, sau khi may và trong suốt quá trình sử dụng.
Nhận xét
Đăng nhận xét